TIẾNG KHÓC SAU LŨY TRE LÀNG

  • In bài này
Bạn đánh giá:  / 3
DỡHay 

TIẾNG KHÓC SAU LŨY TRE LÀNG
Truyện ngắn

MAI NHẬT THI

MỘT

- Ngày mai em đi, mẹ em muốn vậy…

Nắng chiều tắt dần trên dòng sông xa thăm thẳm không biết về đâu. Cô gái và chàng trai trẻ cùng lặng lẽ nhìn về mặt trời đỏ rực đang chìm dần ở cuối trời Tây. Gió sông lành lạnh thổi qua hàng cây xào lạc lá hòa cùng tiếng sóng nhè nhẹ đều đặn vỗ bên bờ tạo nên một thứ âm thanh kỳ ảo nghe như lời ru buồn của buổi chiều ly biệt hôm nay.

 

TIẾNG KHÓC SAU LŨY TRE LÀNG
Truyện ngắn

MAI NHẬT THI
 


 

MỘT

- Ngày mai em đi, mẹ em muốn vậy…

Nắng chiều tắt dần trên dòng sông xa thăm thẳm không biết về đâu. Cô gái và chàng trai trẻ cùng lặng lẽ nhìn về mặt trời đỏ rực đang chìm dần ở cuối trời Tây. Gió sông lành lạnh thổi qua hàng cây xào lạc lá hòa cùng tiếng sóng nhè nhẹ đều đặn vỗ bên bờ tạo nên một thứ âm thanh kỳ ảo nghe như lời ru buồn của buổi chiều ly biệt hôm nay.

***


 

Cô gái có tên Trúc Mi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo sống trong một thôn xóm thưa dân, ở đó, hầu hết mọi gia đình đều sống với nghề làm mướn quanh năm.                                                       

Làng Trúc Mi cũng giống như đa số những làng quê khác, có lũy tre xanh bao bọc chung quanh, có những vườn cây hoang suốt ngày líu lo tiếng chim hót. Có dòng kênh nhỏ băng ngang thôn xóm, có những líp rau, ao cá bên những mái tranh nghèo…

Quanh năm, chủ yếu người dân sống nhờ đồng ruộng. Một số gia đình có đất ruộng cũng chỉ được trên dưới năm bảy công đất, mỗi công là 1000 mét vuông. Trúc Mi học xong lớp 9 thì ở nhà phụ giúp mẹ lo việc mua bán hàng bông, gồm những thứ rau quả thông thường phục vụ cho những bữa ăn hằng ngày ở miền quê.

Chàng trai có tên là Hoàng ở xã kế bên, cách một dòng kênh nhỏ có chiếc cầu tre nối đôi bờ. Nhà chàng trai khá hơn đôi chút, gia đình có chừng 10 công ruộng và có đôi trâu giúp việc đồng áng.

Trong một lần chàng trai đến chợ mua nhiều đồ ăn để chuẩn bị đưa xe trâu vào đồng thu hoạch vụ lúa mới, chàng đến mua rau quả ở gánh hàng của Trúc Mi. Họ quen nhau từ đó, và cũng từ đó họ yêu nhau…     

Mối tình thật đẹp chỉ hai người biết. Vì Trúc Mi chỉ vừa 17 tuổi, họ âm thầm hẹn ước và chờ nhau…

Thế rồi…

Một ngày mùa Đông gần lễ Giáng Sinh, một người chị họ bà con xa của Trúc Mi ở Sài Gòn về thăm quê cũ, ghé thăm gia đình Trúc Mi. Thấy Trúc Mi xinh đẹp, chị ta gợi ý cho cô gái đi Sài Gỏn làm việc, nhưng mẹ của Trúc Mi từ chối.

Không đầy một tháng sau, người chị họ lại trở về thăm quê, lần này có một chàng trai ăn mặc sang trọng cùng về với chị ta.

Chị dẫn chàng thương buôn đến thăm mẹ của Trúc Mi và giới thiệu chàng thương buôn với gia đình Trúc Mi. Anh ta nói năng lễ phép và tư cách rất nghiêm túc. Anh không hề đề cập đến Trúc Mi. Anh chỉ nói anh yêu thích khung cảnh miền quê và cảm thấy xót xa vì cuộc sống miền quê nói chung còn quá thiếu thốn.

Nhà Trúc Mi làm bằng cây nhà lá vườn, mái nhà  và vách đều bằng lá, nhà sàn, lót ván. Tất cả đều bằng cây tạp nhạp. Nhà này cũng đã có tuổi gần mười năm rồi, cây đã hư nhiều, nhìn qua thì biết cảnh “nhà dột cột xiêu”, cảnh quê nghèo còn rất đậm nét nơi đây…  

Chàng thương buôn kể cho mẹ Trúc Mi nghe chuyện nhiều cô gái ở quê lên tỉnh thành cũng vấp ngã, nhưng cũng có nhiều cô gặp được những người tốt bụng giúp đỡ công ăn việc làm và giúp cho gia đình ở quê nhà đổi đời, bắt đầu một cuộc sống mới.

Buổi gặp gỡ đầu tiên của chàng thương buôn với gia đình Trúc Mi thật nhẹ nhàng và trong sáng. Trước khi ra về, chàng thương buôn đưa cho mẹ Trúc Mi 500 đô la Mỹ, anh nói:

- Dì nhận chút ít tiền sửa lại nhà nhé.

- Không, cậu ạ, tôi không nhận đâu.

- Dì đừng ngại, chỗ bà con thân thiết với chị Dung đây (người chị họ bà con xa của Trúc Mi) cũng là thân thiết với cháu vậy. Dì đừng bận tâm, có là bao đâu. Chút ít mà, dịp khác cháu sẽ giúp dì thêm.

Sau nhiều lời từ chối, cuối cùng thấy vẻ chân thật của chàng thương buôn, mẹ Trúc Mi đã nhận số tiền đó.

Một lần, rồi hai lần, rồi ba lần tương tự như thế… Không có áp lực nào đè nặng, những lần trở lại miền quê này của chàng trai cũng đượm đầy tình thương và sự hào phóng… Không có gì lợi dụng, không có gì đáng hoài nghi… Anh chàng thương buôn trong tầm nhìn của gia đình Trúc Mi bây giờ đúng là một người tốt bụng. Chàng thương buôn không hề đề nghị Trúc Mi lên Sài Gòn làm việc, chỉ có người chị họ của Trúc Mi thường xuyên nói về điều đó.

Trúc Mi còn hai đứa em trai. Tình cảnh gia đình nghèo như thế này rồi cũng sẽ nghỉ học. Cuộc sống là đà với ruộng đồng biết bao giờ ngóc đầu lên nổi… Tìm được một người tốt đâu dễ gì. Cơ hội đâu có nhiều lần…

Mẹ của Trúc Mi đồng ý cho Trúc Mi đi. Trúc Mi cũng ước mơ những gì tốt đẹp hơn sẽ đến…

*****


 

- Khi hoàn cảnh gia đình được tốt hơn, em sẽ trở về quê…

- Anh linh cảm mình sẽ không còn có nhau… Chắc anh sẽ mất em.

- Em sẽ trở về. Em sẽ trở về chỉ một mình… Nếu anh còn đợi được em…

- Anh mong được như vậy. Trúc Mi, anh thật lòng rất mong được như em nói…

Ngọn gió từ sông thổi mạnh tung mái tóc của Trúc Mi trong khoảnh khắc thoáng phủ kín gương mặt của Hoàng…

Hoàng hôn đã tắt bên dòng sông chiều ly biệt…

Về đi anh, em thấy lạnh…

(còn tiếp)

MAI NHẬT THI