You are here:

GIỌT NHẠC RƠI GIỮA PHỐ ĐÔNG

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

GIỌT NHẠC RƠI GIỮA PHỐ ĐÔNG

Ở tuổi ngoài 70, Lệ Thu vẫn là một cái tên đầy sức cuốn hút đối với giới một điệu âm nhạc của Sài Gòn. Những người đã gắn bó với thành phố gần nửa thế kỷ hẳn vẫn còn nhớ giọng hát trầm, khàn, bàng bạc sương khói của “Mùa thu đất Bắc”, với những nhạc phẩm chứa chan buồn thương như: Giọt mưa Thu, Con thuyền không bến, Tà áo xanh, Nước mắt mùa Thu, Xin còn gọi tên nhau…

 

GIỌT NHẠC RƠI GIỮA PHỐ ĐÔNG
 


 

Ở tuổi ngoài 70, Lệ Thu vẫn là một cái tên đầy sức cuốn hút đối với giới một điệu âm nhạc của Sài Gòn. Những người đã gắn bó với thành phố gần nửa thế kỷ hẳn vẫn còn nhớ giọng hát trầm, khàn, bàng bạc sương khói của “Mùa thu đất Bắc”, với những nhạc phẩm chứa chan buồn thương như: Giọt mưa Thu, Con thuyền không bến, Tà áo xanh, Nước mắt mùa Thu, Xin còn gọi tên nhau…
 

Ca sĩ LỆ THU

Thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ, nhưng sức công phá của thời gian dường như không thể làm nhạt phai những dòng ký ức sâu đậm mà giọng hát của bà đã khắc họa từ nhiều thập niên trước. Mỗi lần trở về Sài Gòn quen thuộc mà lạ lẫm, Lệ Thu lại chọn phòng trà Đồng Dao để trải lòng mình với những công chúng hâm mộ. Giọng hát của bà giờ đây không còn được khỏe và vang như xưa nhưng vẫn đầy truyền cảm, đủ sức để chuyển tải những cung bậc cảm xúc trong các bài hát đầy u uẩn, buồn thương. Và chỉ chừng đó thôi là đủ để những người thưởng nhạc thời nay có thể hình dung ra một Lệ Thu của thời vàng son: Đa tài, đa tình và cũng đa sầu, đa cảm…

Lại nhớ cách đây hơn 10 năm, giới mộ điệu thành phố từng “lên cơn sốt” khi tấm hình của Tuấn Ngọc đặt trang trọng trước cổng phòng trà Đồng Dao. Đó là lần đầu tiên, giọng nam trứ danh ở hải ngoại về nước biểu diễn. Thời điểm trước đó, đã có nhiều đồn đại về các “yêu sách” mà ông đưa ra, nhất là mức cát-xê “khủng” lên tới 40-50 triệu đồng – cao chót vót so với thời bấy giờ: Nhưng đến khi ông xuất hiện bằng xương bằng thịt trên sân khấu Đồng Dao, với phong cách sang trọng mà giản dị, pha lẫn sự hài hước, dí dỏm, thì mọi người đều tin rằng những lời đồn trước đó là thất thiệt. Đêm đầu tiên ở Đồng Dao, Tuấn Ngọc hát một hơi 7-8 bài, sẵn sàng hát theo yêu cầu của khán giả, biến đêm diễn trở thành một cuộc chuyện trò, đối thoại bằng âm nhạc thân tình, đầy cởi mở giữa nghệ sĩ và công chúng.
 


 

Đã từ khá lâu rồi, cứ vài tháng là lại thấy một giọng ca vàng ở hải ngoại về làm live show tại Đồng Dao: Từ Elvis Phương, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, cho tới Lê Uyên, Thái Hiền, Ý Lan… Bên cạnh đó là những ca sĩ nổi danh trong nước như Mỹ Tâm, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Quang Dũng… Và cả một số tài năng trẻ vừa nổi lên qua các chương trình truyền hình thực tế như Uyên Linh, Hương Tràm, Văn Mai Hương…

Không quá lời khi nói rằng, phòng trà Đồng Dao là một tụ điểm âm nhạc chất lượng hàng đầu Sài Gòn hiện nay. Bởi nơi ấy hầu như không thiếu tên tuổi nghệ sĩ lớn nào.

**************

Có lẽ đến giờ, duy nhất một tên tuổi lớn chưa từng biểu diễn ở đây. Đó là Khánh Ly.

Song, Khánh Ly lại có một “mối duyên sâu đậm” với Đồng Dao. Bởi công ty TNHH giải trí Đồng Dao (chủ sở hữu phòng trà Đồng Dao) chính là đơn vị đứng ra tổ chức các show diễn của Khánh Ly tại Việt Nam từ trước đến giờ. Ngay cả những “lùm xùm” về tác quyền nhạc Trịnh trong các show diễn này cũng được ông chủ của Đồng Dao - Nguyễn Ngọc Sơn - đứng ra dàn xếp.

Ông Sơn không mấy khi xuất hiện trước công chúng cũng như giới truyền thông. Nên thông tin về con người cũng như bước đường lập nghiệp của ông rất ít ỏi. Chỉ biết ông là một “nhân vật quyền lực” đối với giới nghệ sĩ, nhưng quyền lực ấy dường như được gây dựng bằng cái tâm, cái tài cùng nhãn quan nghệ thuật độc đáo, chuẩn mực, chứ không bằng chiêu trò. Nghe đâu khi dời Đồng Dao từ địa chỉ cũ đến đây, chính ông đã đem nguyên bản thiết kế kiến trúc của phòng trà sang Mỹ để tìm chuyên gia thiết kế âm thanh đạt chuẩn, góp phần tạp nên một Đồng Dao khác biệt so với nhiều phòng trà khác ở Sài Gòn.

Phải vậy thì mới tạo nên một Đồng Dao của nghệ thuật đích thực, là nơi hội tụ những nghệ sĩ tài năng cùng những công chúng có tình yêu nghệ thuật chân chính, mặc cho môi trường nghệ thuật đang bị nhiễu loạn bởi không ít “trào lưu” nhố nhăng, lố bịch.                                                                         

Với những người Sài Gòn sành nghệ thuật, phòng trà Đồng Dao được ví như một khúc nhạc vàng êm ái đầy mê hoặc ngân lên giữa con phố vốn lúc nào cũng ngột ngạt với khói bụi và kẹt xe, khiến cho cuộc sống nơi đây có thêm sự thi vị, ngọt ngào, để thấy cuộc đời thật là đáng yêu và đáng sống…

*************

Không hiểu sự tình cờ nào đã “đưa đẩy” phòng trà Đồng Dao đến với con đường Pasteur, bởi nếu là một ngưởi nghèo nàn trí tưởng tượng, thì khó có thể hình dung sự kết hợp giữa con đường luôn chật chội, với những dòng người lúc nào cũng hối hả, với thú thưởng ngoạn âm nhạc - mà lại là nhạc “sang”. Vậy mà sự kết hợp ấy lại thành công mỹ mãn. Kể cũng lạ!
 


 

Thế nhưng với những ai đã gắn bó và hiểu đến tận cùng ngóc ngách của đường Pasteur thì có lẽ sẽ không lấy làm lạ. Bởi, trên con đường này, mọi thứ đều có thể “bán” được, với tỉ suất lợi nhận rất cao. Chỉ cần một diện tích 2-3 mét vuông ở mặt tiền, buôn bán vài thứ lặt vặt, cũng có thể thu về vài chục triệu đồng/tháng. Vì thế mà đất đai trên con đường này không chỉ là “đất vàng”, mà là “đất kim cương”, thuộc loại quý hiếm ở Sài Gòn hiện thời. Với một vị trí đắt địa như vậy, việc kinh doanh những sản phẩm văn hóa “cao cấp” như phòng trà Đồng Dao hẳn là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn - cả về mặt danh tiếng lẫn doanh thu.

Con đường này ngày nào cũng xảy ra những vụ kẹt xe nhưng mỗi khi đi ngang phòng trà Đồng Dao, nhìn chân dung những nghệ sĩ thân quen, mường tượng về tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng, hay sôi động, hừng hực “lửa” của họ, sẽ ,khiến cho mọi nỗi bực bội của cuộc sống dễ dàng trôi đi…

TGPN. 48/2015

LỜI ĐÁNG NHỚ
 

Đang có 98 khách và không thành viên đang online

13076188
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
14655
14671
29326
12964317
224386
331506
13076188

Your IP: 3.138.116.50
Server Time: 2024-05-20 23:02:53