You are here:

CÀ PHÊ ĐÊM MƯA

Bạn đánh giá:  / 8
DỡHay 

CÀ PHÊ ĐÊM MƯA

Những cơn mưa đầu mùa bất chợt đến miền quê này vào những ngày cuối tuần. Những buổi chiều mưa nhìn hàng cây khuất sau bụi mưa trắng xóa ngã nghiêng theo gió hay những đêm mưa nghe tiếng cành lá xạc xào hòa cùng những tiếng côn trùng rả rít, ai là người xa quê hương, xa người thân, hay mang tâm sự riêng tư trĩu nặng trong lòng, khó mà xua đi những nỗi buồn từ cơn mưa bùng dậy từng đợt từng đợt cứ như xoáy vào tim…Lúc ấy, ta hay nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào của một thời êm ấm mà nay đã rất xa… rất xa… 

 

CÀ PHÊ ĐÊM MƯA

Những cơn mưa đầu mùa bất chợt đến miền quê này vào những ngày cuối tuần. Những buổi chiều mưa nhìn hàng cây khuất sau bụi mưa trắng xóa ngã nghiêng theo gió hay những đêm mưa nghe tiếng cành lá xạc xào hòa cùng những tiếng côn trùng rả rít, ai là người xa quê hương, xa người thân, hay mang tâm sự riêng tư trĩu nặng trong lòng, khó mà xua đi những nỗi buồn từ cơn mưa bùng dậy từng đợt từng đợt cứ như xoáy vào tim…Lúc ấy, ta hay nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào của một thời êm ấm mà nay đã rất xa… rất xa… 

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tôi vừa tự pha xong ly cà phê đen và ngồi đọc một tờ báo cũ… Cơn mưa đầu mùa chiều Chúa Nhật kéo dài về đêm, ít hôm sau là ngày Giỗ của ba tôi… “Ly cà phê đen, mưa, và câu truyện  trong tờ báo”, tất cả kết nối nhau làm sống lại trong lòng tôi những kỷ niệm tuổi thơ trong mái ấm gia đình ngày nào, và, tất cả đem đến cho tôi­­ nỗi nhớ nhà khôn xiết…

Và đây là câu chuyện tôi đọc - đúng ra là đọc lại - đêm mưa ấy, xin chia sẻ cùng bạn đọc.

Câu chuyện mang tên “Truyện kể của một người tù”. (Trước khi bạn xem, xin nhắc chữ “tôi” ở đây là nhân vật trong câu chuyện chứ không phải tác giả bài viết “Cà phê đêm mưa” này).

Tôi chỉ có một lúc để suy nghĩ ra điều gì đó để nói. Đó là năm 1971, và tôi đang là một tù binh chiến tranh.

Để xua đi nỗi buồn chán, các bạn của tôi đã thành lập một Câu Lạc Bộ Toastmasters (Câu lạc bộ của những người tuyên bố nâng cốc chức mừng tại bữa tiệc chính thức). Vào ngày đặc biệt này, tôi được cho chỉ có 30 giây để chuẩn bị một bài nói lâu 5 phút về bất cứ kinh nghiệm riêng tư nào trong đời.

Theo bản năng, tâm trí tôi quay cuồng về gia đình. Những nghịch cảnh mà chúng tôi phải đương đầu đã hình thành tính cách của tôi và cho tôi điểm tựa. Bà ngoại tôi kết hôn năm 13 tuổi ở Mexico và đến Hoa Kỳ với tư cách là vợ của một nhân viên trong ngành đường sắt, di chuyển từ nơi này đến nơi kia và thu xếp ngủ qua đêm trong những tùng xe hoặc các túp lều ọp ẹp. Cha mẹ tôi đã phải bỏ học khi còn nhỏ và phải đi làm để kiếm sống. Ở họ tôi học được tính can đảm và chịu đựng, tính cương quyết và sự quyết tâm, những phẩm chất đó đã giúp tôi có nghị lực để sống sót. Quan trọng hơn, tôi đã nhận thức được tình yêu thuần túy, không thắc mắc giữa cha mẹ và con cái, tình yêu đó đã bao bọc tôi mãi mãi giống như một bộ áo giáp.

Làm sao tôi có thể diễn đạt tất cả những thứ đó? Làm sao tôi có thể mô tả cho những đàn ông này nghe cái kho báu bằng vàng mà cha mẹ rất nghèo của tôi đã cho tôi từ hàng thập niên trước đây. Bất chợt tôi nhớ ra một khoảnh khắc trong thời thơ ấu của tôi, và tôi biết mình sẽ nói gì.

Hồi đó tôi lên 8, và chúng tôi cư ngụ trong một thời gian ngắn với bà ngoại của tôi ở Salinas, bang California. Một hôm, bà ngoại kéo tôi qua một bên và thì thào nhắc tôi rằng hôm nay là sinh nhật của Mẹ tôi. Tôi muốn mua cho Mẹ cái gì đó dễ thương, nhưng tôi không có tiền. Chỉ có một cách là góp nhặt. Tôi sẽ đi lượm các vỏ chai sô-da và bán mỗi cái 1 xu cho cửa hiệu tạp hóa ở góc phố.

Với cái xe cút-kít nhỏ màu đỏ của tôi, tôi đi kiếm các vỏ chai ở các thùng rác của lối xóm. Mỗi lần tôi nhặt được đầy xe, tôi kéo lết đến cửa hiệu đó. 

Vào xế chiều, tôi tính toán thấy mình đã bỏ túi được đủ số xu, tôi kéo xe cút-kít lên dốc đồi đến cửa hàng bán dược phẩm (cửa hàng này cũng bán cả nhiều loại hàng khác và bán cả những bữa ăn nhẹ) và móc ra một nắm xu. Tôi đã có đủ tiền để mua một thiệp chúc mừng sinh nhậtvà thậm chí còn mua được thêm cái gì nữa.

Tôi dán mắt vào một thanh kẹo. Tôi có vừa đủ tiền để mua thanh kẹo đó cho Mẹ. Tôi nhét kẹo vào túi quần, nhét tấm thiệp vào trong áo sơ mi và chạy về nhà.

Lúc đó trời đã tối. Khi tôi vòng vào góc phố gần nhà chúng tôi, tôi trông thấy Mẹ đang đi tìm tôi. Tôi có thể nói là Mẹ tôi rất lo lắng – và tức giận.

Mẹ tôi hỏi: “Con đã ở đâu vậy? Mẹ đi tìm con khắp nơi!”

Tôi hoảng sợ, và khi mẹ đưa tôi vào nhà, tôi òa khóc.

Mẹ tôi quát lên: “Nãy giờ con ở đâu?”

Vẫn  còn khóc lóc ầm ĩ, tôi giải thích: “Con đi lượm vỏ chai để bán lấy tiền mau quà sinh nhật cho mẹ.”

Tôi lần vào trong áo sơ mi và đưa cho mẹ tôi tấm thiệp chưa ký tên. Bàn tay bẩn của tôi để lại một vết ố ở nơi đáng lẽ tôi ký tên. Sau đó tôi lôi ra thanh kẹo. Nó hầu như đã gãy ra làm đôi ở trong túi quần của tôi. “Con cũng mua cho Mẹ cái này nữa.”

Cơn giận của Mẹ biến mất. Mẹ đưa tay ra ôm ghì lấy tôi. Khi Mẹ ôm chặt tôi và vùi mặt vào tóc tôi, tôi nghe Mẹ nức nở.

Buổi tối hôm đó, khi có một số người láng giềng đến, một người đã hỏi tại sao lại có một thanh kẹo để trên gờ cửa sổ.

Mẹ nói có vẻ hãnh diện và mắt ngấn lệ: “Con trai tôi tặng quà sinh nhật đó cho tôi.”

Khi tôi kẻ cho các tù binh chiến tranh này nghe xong, họ ngồi như bị xuất thần. Cuối cùng, một trong số họ nói khi anh ta lau nước mắt: “Thằng khỉ, Ev!”. Sau đó tôi biết rằng nhiều người trong chúng tôi - những kẻ may mắn - đều cũng có kho báu bí mật là một gia đình yêu thương nhau, cùng có một thứ áo giáp, được cất giấu trong ký ức từ thời thơ ấu. Ký ức đó đã theo dõi chúng tôi suốt cuộc chiến này, bất kể cuộc chiến kéo dài trong bao lâu. (Câu chuyện trong tờ báo kết thúc ở đây).

Khi đọc xong câu chuyện, tôi vẫn còn ở trong miền ký ức… Nhớ ơi là nhớ tuổi thơ, nhớ mái ấm gia đình, và vì câu chuyện liên quan đến Mẹ, nên một loạt những kỷ niệm tuổi thơ với mẹ trở về, mới tinh và rõ ràng như chưa hề mờ phai với thời gian…

Một trong những kỷ niệm đó là câu chuyện tuổi thơ với mẹ tôi vào một buổi chiều mưa…

(còn tiếp).

MAI NHẬT THI

_______________

Story in English

A PRISONER’S TALE

By EVERETT ALVAREZ, JR., & ANTHONY S.PITCH

Translated by NGOC DIEP

I had only a moment of something to say. It was 1971, and I had been a prisoner of war.

To combat the monotony, my fellow prisoners had formed a Toasmasters Club. On this particular day I had been given just 30 seconds to prepare a five-minute speech on any personal experience in my life.

Instinctively, my mind whirled back to many family. The adversities we’d faced had shaped my character and given my backbone. My maternal grandmother had come to the United States as a railroad man’s wife, shunting from one location to another and bedding down in box-cars or tumbledown shacks. My parents had had to drop out of school when they were still children and earn their living. From them I learned about grit, determination and resolve, qualities that had enable me to survive. More important, I learned about the pure, unquestioning love between parent and child that would surround me forever like a suit of armor.

How could I express all of that? How could I describe for these men the golden treasure given me decades ago by parents so poor? Suddenly I remembered one tiny moment of my childhood, and I knew what I was I was going to say.

 

I was eight years old, and we were staying briefly with my grandmother in Salinas, Calif. One day she took me aside and reminded me in a whisper that it was Mom’s birthday. I wanted to buy her something nice, but I didn’t have any money. There was only one way to scrape some together. I would collect emty soda-pop bottles and trade them in for a penny each at the corner grocery.

With my little red wagon. I foraged for bottles among the neighborhood trash. Each time I filled up the wagon, I trudged to the store.

By late afternoon I figured I had pocketed enough pennies. I pulled my wagon up the hill to the drugstore and brought out my handful of coins. I had enough for a birthday card and even something more.

My eyes locked onto a candy bar. I had just enough money to buy it for Mom. I stuffed the candy in my pants pocket, tucked the card under my shirt and ran home.

By now it was getting dark. As I rounded the corner near our house, I saw Mom looking for. I could tell she was worried  - and angry.

“Where have you been?”, she demanded. “I’ve been searching all over for you!”

I was scared, and as she took me inside I start to cry.

“Where are you?”, she shouted.

Still blubbering, I explained, “I was out collecting bottles to get money for your birthday present.”

I reached into my shirt and gave her the unsigned card. My dirty hands left a smudge where I would have signed it. I then pulled out the candy bar. It had almost snapped in two in my pocket. “I also got you this.”

Her anger vanished. She reached out to hug me. As she held me tight and buried her face in my hair, I heard her sobbing.

That night, when some neighbors came over, one of them asked why there was a candy bar on the windoe ledge.

“My son gave that to me as a birthday present,” Mom said, prood and moist-eyes.

When I finished telling the story to the P.O.W.s. they sat spellbound. “Damn you, Ev!”, one of them finally said as he wiped away tears. I knew then that many of us – the lucky ones – had the same secret treasure of a loving family, the same suit of armor, locked away in a childhood memory. It would see us through the war, no matter how long it took.

 

 

Đang có 94 khách và không thành viên đang online

12870126
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
245
9125
56661
12704699
18324
331506
12870126

Your IP: 3.139.240.142
Server Time: 2024-05-03 00:41:52